Diễn Đàn Nhập Môn Công Nghệ Phần Mềm


Join the forum, it's quick and easy

Diễn Đàn Nhập Môn Công Nghệ Phần Mềm
Diễn Đàn Nhập Môn Công Nghệ Phần Mềm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hỏi

3 posters

Go down

trinh - Hỏi Empty Hỏi

Bài gửi by trịnh ngọc phượng Sun Sep 06, 2015 9:32 am

Nêu đặc trưng tiến hóa của phần mềm qua từng giai đoạn
trịnh ngọc phượng
trịnh ngọc phượng
Thư Ký

Tổng số bài gửi : 24
Join date : 27/08/2015
Age : 29
Đến từ : Sơn Tây-Hà Nội

Về Đầu Trang Go down

trinh - Hỏi Empty trịnh ngọc phượng

Bài gửi by Nguyễn Thị Hưng Sun Sep 06, 2015 9:36 am

t xin tl câu hỏi của bạn
tiến hóa của phần mềm qua 4 giai đoạn
• Những năm đầu (từ 1950 đến 1960):
- Số lượng máy tính rất ít và phần lớn mỗi máy đều được đặt hàng chuyên dụng cho một ứng dụng đặc biệt.
- Phương thức chính là xử lý theo lô (batch),
- Môi trường lập trình có tính chất cá nhân
- Thời kỳ này phát triển phần mềm chưa được quản lý


• Thời kỳ năm 1960 đến giữa những năm 1970:
- Các hệ thống đa nhiệm, đa người sử dụng (ví dụ: Multics, Unix,...) xuất hiện dẫn đến khái niệm mới về tương tác người máy.
- Tiến bộ lưu trữ trực tuyến làm xuất hiện thế hệ đầu tiên của hệ quản trị CSDL.
- Số lượng các hệ thống dựa trên máy tính phát triển, nhu cầu phân phối mở rộng, thư viện phần mềm phát triển, quy mô phần mềm ngày càng lớn làm nẩy sinh nhu cầu sửa chữa khi gặp lỗi .
- Chưa được quản lý.
• Thời kỳ giữa những năm 1970 đến đầu năm 1990:
- Hệ thống phân tán (bao gồm nhiều máy tính, mỗi máy thực hiện một chức năng và liên lạcvới các máy khác) xuất hiện làm tăng quy mô và độ phức tạp của phần mềm ứng dụng trên chúng.
- Mạng toàn cục và cục bộ, liên lạc số giải thông cao phát triển mạnh làm tăng nhu cầu thâmnhập dữ liệu trực tuyến.
- Công nghệ chế tạo các bộ vi xử lý tiến bộ nhanh khiến cho máy tính cá nhân, máy trạm để bàn, và các thiết bị nhúng phát triển mạnh khiến cho nhu cầu về phần mềm tăng nhanh.
- Thị trường phần cứng đi vào ổn định, chi phí cho phần mềm tăng nhanh và có khuynh hướng vượt chi phí mua phần cứng.
• Thời kỳ sau 1990
- Kỹ nghệ hướng đối tượng là cách tiếp cận mới đang nhanh chóng thay thế nhiều cách tiếp cận phát triển phần mềm truyền thống trong các lĩnh vực ứng dụng
- Sự phát triển của Internet làm cho người dùng máy tính tăng lên nhanh chóng dẫn đến sự phát triển nhanh của phần mềm và phần cứng
- Phần mềm trí tuệ nhân tạo ứng dụng các thuật toán phi số như hệ chuyên gia, mạng nơ ron nhân tạo được ứng dụng
Nguyễn Thị Hưng
Nguyễn Thị Hưng

Tổng số bài gửi : 51
Join date : 27/08/2015
Age : 29
Đến từ : Bắc Ninh

Về Đầu Trang Go down

trinh - Hỏi Empty nguyễn thị tiến tl hộ nhóm 1

Bài gửi by nguyễn thị tiến Sun Sep 06, 2015 9:40 am

Đặc trưng 1: Phần mềm được phát triển hay được kỹ nghệ hoá, nó không được chế tạo theo nghĩa cổ điển.
Mặc dầu có một số điểm tương đồng giữa phát triển phần mềm và chế tạo phần cứng, hai hoạt động này về cơ bản là khác nhau. Trong cả hai hoạt động này, chất lượng cao được đạt tới thông qua thiết kế tốt, nhưng giai đoạn chế tạo phần cứng có thể đưa vào vấn đề mà chất lượng không tồn tại (hay dễ được sửa đổi) cho phần mềm. Cả hai hoạt động này đều phụ thuộc vào con người, nhưng mối quan hệ giữa người được áp dụng và công việc được thực hiện hoàn toàn khác. Cả hai hoạt động này đòi hỏi việc xây dựng "sản phẩm", nhưng cách tiếp cận là hoàn toàn khác. Phần mềm được chế tạo ra là hoàn toàn mới, không có tiền lệ trước và nó cũng chỉ được tạo ra 1 lần duy nhất.
Đặc trưng 2: Phần mềm không “hỏng đi”.
Phần mềm không cảm ứng với khiếm khuyết môi trường vốn gây cho phần cứng mòn cũ đi. Phần mềm nếu cứ với các bộ dữ liệu đầu vào hợp lý thì nó luôn cho kết quả có ý nghĩa giống nhau, không thay đổi theo thời gian, điều kiện khí hậu, …
Thực tế, phần mềm sẽ trải qua sự thay đổi (bảo trì). Khi thay đổi được thực hiện, có thể một số khiếm khuyết sẽ được thêm vào, gây ra trong đường cong tỷ lệ hỏng có dấu hiệu như hình vẽ dưới đây. Trước khi đường cong đó có thể trở về tỷ lệ hỏng hóc ổn định ban đầu, thì một yêu cầu khác lại được đưa vào, lại gây ra đường cong phát sinh đỉnh nhọn một lần nữa. Dần dần, mức tỷ lệ hỏng tối thiểu tăng lên - phần mềm bị thoái hoá do sự thay đổi.
Nhận xét: Phần cứng hỏng có “vật tư thay thế”, nhưng không có phần mềm thay thế cho phần mềm. Mọi hỏng hóc của phần mềm đều chỉ ra lỗi trong thiết kế hay trong tiến trình chuyển thiết kế thành mã hoá lệnh máy thực hiện được. Do đó, việc bảo trì phần mềm bao gồm việc phụ thêm đáng kể so với bảo trì phần cứng.
Đặc trưng 3: Phần lớn phần mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng, chứ ít khi được lắp ráp từ các thành phần có sẵn.
Cách thiết kế và xây dựng phần cứng điều khiển cho một sản phẩm dựa trên bộ vi xử lý: vẽ sơ đồ mạch số => thực hiện phân tích để đảm bảo chức năng đúng => phân loại các danh mục thành phần => gắn cho mỗi mạch tích hợp (thường gọi là IC hay chip) một số hiệu một chức năng đã định trước và hợp lệ; một giao diện đã xác định rõ; một tập các hướng dẫn tích hợp chuẩn hoá.
Đối với phần mềm: Khi xây dựng ta không có danh mục các thành phần. Phần mềm được đặt hàng với đơn vị hoàn chỉnh, không phải là những thành phần có thể lắp ráp lại thành chương trình mới.

nguyễn thị tiến

Tổng số bài gửi : 18
Join date : 27/08/2015

Về Đầu Trang Go down

trinh - Hỏi Empty Re: Hỏi

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết